Chùa Vĩnh Tràng là một trong những địa điểm tâm linh nức tiếng tại tỉnh Tiền Giang. Ngôi chùa tồn tại lâu đời và sở hữu quy mô vô cùng rộng lớn. Ngay sau đây, hãy cùng Manmo.vn khám phá chùa Vĩnh Tràng để xem có gì thú vị nhé!
Giới thiệu về chùa Vĩnh Tràng
Tọa lạc tại ngay trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng tại miền Tây. Ngôi chùa đón tiếp hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày.
Ngôi chùa nổi bật với lối kiến trúc thiết kế độc đáo và quy mô rộng lớn. Đặc biệt, chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng với rất nhiều tượng Phật có kích thước khủng. Ngôi chùa đã tồn tại được ba thế kỷ và luôn được nhắc đến như một điểm hành hương không nên bỏ qua khi đặt chân đến Tiền Giang. Chùa được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc với 4 gian lần lượt nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.
Ảnh: @travel_maw
Cách di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Muốn đến chùa, nếu xuất phát từ Sài Gòn, bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi di chuyển với quãng đường dài gần 70km.
Xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh, bạn di chuyển theo hướng QL1A để đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó di chuyển theo hướng tỉnh lộ 879 thêm khoảng 3km sẽ đến được công viên Vĩnh Tràng. Bạn rẽ trái khoảng 300m nữa sẽ đến được chùa Vĩnh Tràng.
Lịch sử hình thành ngôi chùa
Vào thế kỷ thứ 19, vợ chồng ông Bùi Công Đạt – là một vị quan dưới thời vua Minh Mạng (1820-2840) đã xây dựng nên ngôi chùa này.
Vào năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng từ chùa Giác Lâm (Gia Định) về đây đã cho tu tạo lại ngôi chùa trở thành một ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường. Ngôi chùa được người dân yêu mến gọi là chùa Vĩnh Tràng. Vĩnh Tràng là cách đọc chệch đi của từ Vĩnh Trường nghĩa là “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”.
Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á – Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện, tạo nên bộ mặt mới khác lạ của chùa.
Ảnh: Sưu tầm
Từ khi thành lập đến tận bây giờ, ngôi chùa đã được chăm sóc bởi các đời hòa thượng khác nhau. Chùa cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu để có được vẻ khang trang, hiện đại như ngày nay.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngôi chùa là nơi che giấu và nuôi dưỡng rất nhiều các chiến sĩ cách mạng. Dù có bị địch tàn phá dữ dội nhưng ngôi chùa vẫn sừng sững, trở thành một biểu tượng không thể thay thế trong lòng người dân địa phương.
Ảnh: Sưu tầm
Những đời trụ trì chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho Tiền Giang
Tính đến thời điểm hiện tại Chùa Vĩnh Tràng đã trải qua rất nhiều đời trụ trì:
- Hòa thượng Huệ Đăng: Trụ trì từ năm 1849 – 1864.
- Thầy Minh Đề: Trụ trì năm 1864
- Thầy Quảng Ân
- Thầy Minh Truyện
- Hòa thượng Chánh Hậu: Trụ trì từ năm 1890 – 1923
- Hòa thượng Minh Đàn: Trụ trì từ năm 1923 – 1939
- Hòa thượng Phật Ấn: Trụ trì từ năm 1939 – 1943
- Hòa thượng Thích Trí Long: Trụ trì từ năm 1954 – 1987
- Hòa thượng Thích Bửu Thông: Trụ trì từ năm 1987 – 1988
- Hòa thượng Thích Hoằng Từ: Trụ trì từ năm 1988 – 1991
- Hòa thượng Thích Hoằng Thông: Trụ trì từ năm 1992 – 1994
- Hòa thượng Thích Nhựt Long: Trụ trì từ năm 1995 – 2002
- Hòa thượng Thích Huệ Minh: Trụ trì từ năm 2002 đến nay.
Kiến trúc của ngôi chùa
Đến với chùa Vĩnh Tràng, ai cũng sẽ phải choáng ngợp vì vẻ đẹp lộng lẫy và nguy nga trong kiến trúc của ngôi chùa.
Kiến trúc ngôi chùa Vĩnh Tràng
Ngôi chùa tọa lạc trên diện tích 14.000m2. Chùa được tạo nên bởi xi măng và gỗ quý. Đặc biệt nền đúc cao 1m cũng với các cột vững chắc mang đến sự uy nghi và bề thế cho ngôi chùa.
Đi vào trong chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ một cách khéo léo, tạo nên những bức tranh minh họa sự tích nhà Phật; những tích truyện dân gian hay những đề tài tứ quý; tứ linh; mây trời; hoa lá,…
Hành lang mặt tiền của tiền đường được trang trí bằng những cột trụ tròn, vòm cong được đính kèm những hoa văn nhiều màu sắc. Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp của nhiều những chi tiết cầu kỳ, tinh tế, nào là những vòm cửa kiểu La Mã; bông sắt của Pháp; hay gạch men của Nhật,… để rồi thực khách khi đến đây cứ ngỡ lạc vào một ngôi chùa nước ngoài nguy nga.
Ảnh: Sưu tầm
Nhưng khi tiến vào bên trong, bạn sẽ cảm nhận được nét kiến trúc Á Đông thấm đượm vào trong không gian nơi này. Hệ thống hoành phi; tượng gỗ được chạm khắc tinh xảo và khéo léo đã tạo nên sự vững chãi của ngôi chùa.
Ảnh: Sưu tầm
Ngay bên trong chính điện của chùa Vĩnh Tràng có đến 60 tượng Phật được đúc bằng đồng và gỗ mít từ đầu thế kỷ 20. Mỗi bức tượng có chiều cao khoảng 0.8m; bề ngang có độ dài khoảng 0.58m. Phần bên ngoài của các pho tượng đều được sơn một lớp son thếp vàng sáng bóng.
Ảnh: @andreapaola7273
Bên trong còn có pháp bảo là Đại hồng chung cao 1.2m và nặng hơn 150kg. Thêm vào đó là 20 bức tranh sơn thủy cổ xưa. Các kèo cột đều được chạm khắc hoa văn rồng phương tinh xảo, mang đậm nét Á Đông trong kiến trúc của ngôi chùa.
Kiến trúc khuôn viên chùa
Ngay trong khuôn viên ngôi chùa có rất nhiều tượng Phật có kích thước lớn. Đầu tiên phải kể đến tượng Phật Di Lặc có chiều dài 27m; chiều rộng 18m; chiều cao 20m ;và có trọng lượng 250.000kg.
Ảnh: Sưu tầm
Tượng phật A Di Đà khổng lồ tọa lạc ngay trước chính điện với chiều cao 40m.
Ảnh: @movewho
Tượng phật Thích Ca nhập Niết Bàn có chiều dài 32m tọa lạc ngay sau chính điện.
Ảnh: @ryannguyen_offical
Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều hạng mục mới được đầu tư xây dựng như Quảng trường; hồ nước; hệ thống đèn chiếu sáng; bồn hoa; sân bãi; khuôn viên xanh,… mang đến một không gian thờ tự trong lành và trang nhã.
Ảnh: @h1rom1.tateno
Chùa Vĩnh Tràng mở cửa phục vụ du khách vào tất cả các ngày trong tuần. Các chư tăng và chắc sắc trong chùa sẽ thay nhau tiếp khách và sẵn sàng trở thành “người hướng dẫn” khi du khách ghé thăm chùa Vĩnh Tràng.
Có thể nói, chùa Vĩnh Tràng là một trong những địa điểm tham quan nức tiếng tại Tiền Giang. Với những giá trị tâm linh và nét đẹp kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Tràng chắc chắn là địa điểm du lịch lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua.