Thiện Viện Vạn Hạnh: Chốn linh thiêng giữa thành phố ngàn hoa

Thiện Viện Vạn Hạnh: Chốn linh thiêng giữa thành phố ngàn hoa
Bạn đang xem bài viết: Thiện Viện Vạn Hạnh: Chốn linh thiêng giữa thành phố ngàn hoa tại Manmo.vn

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với những địa điểm du lịch đẹp thơ mộng, mà còn nổi danh với hàng loạt điểm đến tâm linh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Manmo.vn đến tham quan Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt, ngôi chùa được cho là lớn linh thiêng và có lịch sử lâu đời tại thành phố hoa đẹp như tranh vẽ.

1. Đôi nét về Thiền Viện Vạn Hạnh

Thiền Viện Vạn Hạnh được xây dựng vào năm 1952, khởi nguyên là hội Vạn Hạnh do các Phật tử tại đây dựng lên để sinh hoạt tôn giáo, lễ bãi. Đến 1980, Thượng Toạ Thích Viên Thanh về chủ trì đã cho tu sửa lại, xây dựng lên nhiều công trình với chi phí lên cả tỷ đồng. Đặc biệt nhất là phần khuôn viên có sự kết hợp giữa nét đặc sắc tôn giáo và phong cách văn hoá Đà Lạt. 

thien vien van hanh

Ảnh sưu tầm 

Ngoài là ngôi thiền viện lớn nhất Đà Lạt, nơi đây còn là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương. Hễ ai đến Đà Lạt, điều đầu tiên người ta nghĩ là đến đây vãn cảnh, một phần để tìm sự an yên, phần nhiều là nơi đây còn nổi danh linh thiêng cầu được ước thấy. Nếu sắp tới có cơ hội đến với thành phố Đà Lạt, bạn nhất định phải ghé tới Thiền Viện Vạn Hạnh nhé. 

Xem thêm  Bật mí kinh nghiệm đi Đà Lạt một mình vừa tiết kiệm vừa thú vị

2. Cách di chuyển để Thiền Viện

Đường đi đến Thiền Viện Vạn Hạnh vô cùng thuận lợi, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đi vào tận chùa. Từ chợ Đà Lạt, bạn đi theo hướng đường Bà Huyện Thanh Quan, thẳng đến đường Đinh Tiên Hoàng rồi sang đường Phù Đổng Thiên Vương. Giữa cung đường này sẽ có một cái dốc đi lên tầm ở giữa, nhìn sang bên phải sẽ thấy ngay Thiền Viện với cổng vàng nổi bật. 

3. Nên đến chùa Vạn Hạnh Đà Lạt vào lúc nào?

Hầu như trong thời điểm nào bạn cũng có thể đến Thiền Viện.Vì là nơi cửa phật nên chùa luôn mở rộng cánh cửa để đón khách. Đặc biệt vào các ngày mùng 1, ngày rằm và lễ Tết đầu năm mới lượng khách du lịch và người bản địa đến đây vô cùng đông. Đặc biệt, nếu bạn có cơ hội du lịch Đà Lạt vào đầu năm thì đây là nơi cầu phước lộc tài cực kỳ linh thiêng. 

thien vien van hanh

Ảnh:@raff_leonardo

Đi Thiền Viện thường là trong một buổi hoặc một thời gian ngắn, vì thế bạn có thể sắp xếp theo tour du lịch. Đi vào ban ngày, đặc biệt là buổi sáng sẽ thấy được vẻ đẹp thanh tịnh và bình yên của nơi đây.

4. Có gì tại Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt?

Lịch sử phát triển lâu dài

Nói không sai khi Thiền Viện Vạn Hạnh là một trong những chứng nhân lịch sử của mảnh đất Đà Lạt. Từ những ngày đầu còn hoang sơ cho đến sự đổi thay trở thành điểm du lịch bậc nhất cả nước. Khi mới xây dựng, chùa có tên là Niệm phật đông dương thành. Đến năm 1957 đổi thành Khuôn hội vạn hạnh rồi Chùa vạn hạnh. Cho tới 1992, chùa đổi tên thành Thiền Viện Vạn Hạnh giữ cho tới ngày nay. 

Xem thêm  Khám Phá 10 Quán Ăn Sáng Quảng Yên Nổi Tiếng Đất Mỏ

thien vien van hanh

Ảnh sưu tầm 

Thiền Viện đã qua một quá trình trùng tu và xây dựng đến 6 lần để có được khuôn viên và không gian Phật giáo như bây giờ. Tất cả là sự kết hợp của một quá trình tu bổ, mỗi một giai đoạn sẽ có thêm một công trình mới, chi phí cho những lần xây dựng này là vô cùng lớn. 

Phong cách kiến trúc đặc trưng

Dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng Thiền Viện vẫn giữ cho mình phong cách kiến trúc Á Đông xưa. Đặc biệt là những kiến trúc rồng phượng với khả năng khắc tạc tỉ mỉ đến từng chi tiết. 

Tại Thiền Viện có nhiều bức phù điêu về cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngay giữa chánh điện là tượng của ngài. Bên cạnh còn đặt nhiều bức tượng khác như Phật Bồ Tát Văn Thù, Phật Bồ Tát Di Lặc, Phật Bồ Tát Phổ Hiền, Phật Bồ Tát Lạc Ma… 

thien vien van hanh

Ảnh sưu tầm 

Điểm nhấn trong Thiền Viện chính là tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu cao 24m, rộng 20m, nặng trên 60 tấn, tay phải cầm cánh hoa sen, dưới đài sen là một ngọn giả sơn, bên trong có hang động tôn trí các vị tổ đang tham thiền nhập định. Thượng tọa Thích Viên Thanh thông tin rằng đã xây dựng và thiết kế tượng với tổng kinh phí trên 1 tỷ 300 triệu đồng.

Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Ảnh:@raff_leonardo

Khuôn viên của Thiền Viện mang đậm sắc thái Đà Lạt, hài hoà với thiên nhiên đưa đến không khí trong lành, mát mẻ cho những ai ghé thăm. Ngoài những bức tượng Phật được sắp xếp xung quanh thì còn có nhiều loài hoa, cây cảnh. Đến mùa hoa rực một góc trời, biến nơi đây chẳng khác nào chốn bồng lai. Buổi tối còn được thắp sáng đèn, vừa có chút lãng mạn vừa mang vẻ tôn nghiêm. 

Xem thêm  Cao Nguyên Hoa Đà Lạt: 7749 góc 'sống ảo' đẹp mê mẩn

khuon vien ben ngoai

khuon vien hoa

Ảnh sưu tầm 

5. Một số kinh nghiệm khi đi Thiền Viện

  • Đường đến thiền viện bạn có thể dùng Google Map hoặc hỏi người dân địa phương, hầu như ai cũng biết tới địa điểm này. 
  • Thiền Viện Vạn Hạnh là một chốn tâm linh, vì vậy khi đến đây bạn cần phải ăn mặc tôn nghiêm, đi nhẹ nói khẽ cười duyên, không xô đẩy, giữ gìn vệ sinh chung và lựa chọn địa điểm chụp ảnh phù hợp. 
  • Thiền Viện không mất vé tham quan nên bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào.
  • Đây là địa điểm được rất nhiều người hành hương xin tài lộc, bình an cho gia đình nên bạn có thể chọn đến vào những ngày rằm, mùng 1 hay đầu năm mới. 

Dưới đây là những thông tin và kinh nghiệm về việc đi Thiền Viện Vạn Hạnh Đà LạtManmo.vn muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có một chuyến đi thú vị và tràn đầy trải nghiệm. Đừng quên theo dõi trang web để biết thêm về nhiều địa điểm hấp dẫn khác nhé!