Tháp đôi Quy Nhơn: Nét văn hóa độc đáo của người Chămpa

Tháp đôi Quy Nhơn: Nét văn hóa độc đáo của người Chămpa
Bạn đang xem bài viết: Tháp đôi Quy Nhơn: Nét văn hóa độc đáo của người Chămpa tại Manmo.vn

Có người đã từng nói: Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn của Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc tử yên nghỉ và lịch sử của Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”. Tháp Đôi Quy Nhơn là di tích lịch sử còn sót lại chứa đựng vẻ đẹp trong kiến trúc của Chăm Pa cổ. Hãy cùng Manmo khám phá lối kiến trúc độc đáo cổ của địa điểm này nhé!

Tháp đôi Quy Nhơn ở đâu?

Cách trung tâm thành phố tầm 3km về hướng Tây Bắc. Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cách di chuyển: Du khách có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe khách. Nếu chọn đi bằng xe khách, hãng xe Phương Trang được nhiều người khuyên chọn vì giá vé hợp lý. Nếu đi ô tô hay xe máy, từ Cầu Đôi theo quốc lộ 19 đi về hướng thành phố khoảng 650m, bạn sẽ thấy Tháp đôi nằm bên trái.  Ngoài ra, với du khách ở xa, có thể lựa chọn phương tiện là máy bay tới Quy Nhơn. Sau đó đi ô tô hoặc xe khách giường nằm hay ghế ngồi di chuyển đến Tháp Đôi.

Tháp đôi Quy Nhơn: Nét văn hóa độc đáo của người Chămpa

Ảnh: Sưu tầm

thap-doi-o-quy-nhon

Ảnh: @_tuilathaoone

Xem thêm  Top 19 địa điểm du lịch Quy Nhơn đẹp nao lòng khách du lịch

Vé tham quan và giờ mở cửa Tháp Đôi Quy Nhơn

Thời gian mở cửa tham quan ở đây là từ 7h – 11h30 và từ 13h30 – 17h, tất cả các ngày trong tuần.

Giá vé tham quan tháp đôi Quy Nhơn:

  • Vé cho người lớn: 20.000 VND/ vé
  • Trẻ em dưới 1,2m: Miễn phí tham quan

tham-thap-doi

Ảnh: @havinhthuan

Lịch sử Tháp đôi Bình Định

Bạn có biết! Tháp Đôi có nhiều tên gọi khác nhau. Vì tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi Tháp Hưng Thạnh. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp này là Tour Kh’mer. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 – đầu thế kỷ 13. Đây là thời kỳ vương quốc Chăm Pa gặp nhiều biến động.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, tháp đã bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, Tháp Đôi ở Quy Nhơn đã được trùng tu, tôn tạo bởi những người thợ lành nghề. Cùng với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, khảo cổ học trong nước, các chuyên gia đến từ Ba La và sự đầu tư của Nhà nước nên địa điểm này lấy lại được dáng vẻ gần như ban đầu.

Hiện nay, Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000 m2 được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp bóng mát, là một nơi lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. Thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm). Tháp là một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc. Nơi đây thu hút rất đông khách du lịch hàng năm.

thap-doi

Ảnh: @ huongtuoi13

Xem thêm  Kinh Nghiệm Du Lịch Kỳ Co Quy Nhơn mới nhất [2023]

Điểm nổi bật chỉ có ở Tháp Đôi Quy Nhơn Bình Định 

Tháp Đôi ngày ngày thu hút rất đông đảo du khách cả trong nước và quốc tế đến tham quan. Nơi đây như một biểu tường của thành phố biển Quy Nhơn. Không những có kiến trúc độc đáo sắc sảo của người Chăm cổ. Nơi đây còn để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi nét văn hóa đặc sắc của dân địa phương. 

Tháp đôi - Dấu tính nền văn hóa Chăm ở Quy Nhơn - Vntrip.vn

Tháp Đôi Quy Nhơn là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất đáng để được chiêm ngưỡng dù chri 1 lần để lựa chọn. Vẻ đẹp tinh tế, mang đậm bản sắc dân tộc, tôn giáo của người Chăm Cổ. Du khách được đắm chìm trong trong thế giới huyền bí, hồi tưởng lại một thời văn minh của vương quốc Champa.

Vào tối mùng 2 Tết hàng năm, tại đây diễn ra chương trình Đêm hội Tháp Đôi. Với nhiều tiết mục văn nghệ văn hóa Chăm đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Kiến trúc độc đáo của tháp Đôi Quy Nhơn

Cấu trúc Tháp Đôi

Tháp có cấu trúc độc đáo gồm: Tháp lớn cao khoảng 20 m, Tháp nhỏ cao 18 m nằm. Hai tháp liền kề nhau như cặp vợ chồng quấn quýt. Bên trong lòng tháp có cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng. Nhìn lên cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn, đứng trong lòng tháp mà tưởng như thấy cả “vũ trụ bao la”.

Cả 2 Tháp đều có cửa chính hướng về phía Nam. Tháp Đôi được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt. Đây là một kỹ thuật xây độc đáo của người Chăm mà ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được.

check-in-thap-doi

Ảnh: @hameyng

Tháp được cấu trúc thành hai phần chính. Chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi. Các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng tổng thể vẫn là các tượng thần. Cùng các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ. Những biểu tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như đang nâng đỡ ngọn tháp kỳ vỹ này. Cùng với đó là tạp chủng đầu voi mình sư tử, hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng của người Chăm.

Tất cả đều được chạm khắc rất tinh xảo, sinh động. Và từ đây tạo nên một bức tranh tổng thể rất có hồn và sống động. Chắc chắn sẽ thu hút du khách khi tới đây, tò mò và thật sự ngạc nhiên về cấu trúc Tháp Đôi Quy Nhơn này.

thap-doi-quy-nhon

Ảnh: @haphammm

Tháp ở phía Bắc

Nếu bạn để ý sẽ thấy trong hai ngôi tháp, tháp lớn được tạo dáng khá cân đối, cao khoảng 20m. Phần thân và mái đều được xử lý tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại. Hai bên trang trí hoa văn đối xứng cùng với 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế vòng quanh diềm mái. Giữa phần mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền.

thap-doi-quy-nhon

Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm  Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn của Thác Đổ Bình Định

Tháp ở phía Nam

Phần tháp nhỏ cũng có cấu trúc tương tự, cao 18m. Nhưng ở phần diềm mái thay vì hình các vũ nữ thì được thể hiện lại bằng một đàn hưu 13 con với nhiều dáng vẻ khác nhau rất tinh nghịch và sống động. Sự tỉ mỉ của người Chăm sẽ khiến bạn cảm thấy đây thực sự là kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

thap-nho

Ảnh: @quynh.korea

Ý nghĩa khu di tích Tháp Đôi Quy Nhơn

Nhiều du khách xa gần khi đến với Tháp Đôi ở Quy Nhơn đều băn khoăn câu hỏi Tháp Đôi thì thờ ai? Ý nghĩa của Tháp Đôi là gì?”. Theo như lờicủa người quản lý tại đây kể rằng bên trong tháp thờ các linh vật LINGA và YONI.  Tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, xa xưa. Dân làng nơi đây thờ tụng để mong muốn sự phồn thịnh, mùa màng bội thu, sự xung túc.

thap-doi-o-quy-nhon

Gợi ý những địa điểm tham quan gần tháp Đôi

Để tiết kiệm được thời gian di chuyển, và chi phí đi lại. Nếu đã đến Tháp Đôi Quy Nhơn, bạn nên khám phá các địa điểm gần đó nhé. Tất cả sẽ khiến bạn hài lòng. Một số địa điểm nổi tiếng như:

  • Eo Gió Quy Nhơn: Địa điểm checkin Quy Nhơn đang hot hiện nay. Với cung đường ven vách núi, sở hữa cảnh núi non cùng biển cả xanh vô ngàn. Hiện lên trước mắt vô cùng kì vĩ và rộng lớn. 
  • Làng Chài Nhơn Hải: Nơi đây vôi cùng nổi tiếng và xinh đẹp với làn nước biển trong xanh. Một nơi bình dị, yễn tĩnh khác xa với phố thị nhộn nhịp. Hãy thử đến đây và trải nghiệm lặn ngắm san hô, lái xe mô tô trên biển. Sẽ giúp bạn giải stress cực hiệu quả.

Những làng chài đẹp như tranh vẽ ở Quy Nhơn - VnExpress Du lịch

Nếu bạn có dự định đi Du lịch Quy Nhơn thì đừng bỏ qua Tháp Đôi nhé!  Hãy đến đây để chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật, tôn giáo độc đáo từ trí tuệ và bàn tay tài hoa của người Chăm xưa. Manmo tin đây sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho bạn khi đến đây.