Khám phá Lăng Ông Bà Chiểu ngôi đền tâm linh tại Sài Gòn

Khám phá Lăng Ông Bà Chiểu ngôi đền tâm linh tại Sài Gòn

Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất ẩn mình ở Sài Gòn phồn hoa đô hội. Gần hai thế kỷ trôi qua, Lăng Ông vẫn mang một nét đẹp đặc biệt trong lòng người dân. Nơi đây chứng kiến bao thăng trầm của Sài Gòn. 

Đôi nét về Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu ở đâu?

Lăng Ông Bà Chiểu, hay còn được gọi là Thượng Công miếu. Lăng tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Do vị trí Lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung Lăng Ông – Bà Chiểu (tức là “Lăng Ông ở Bà Chiểu”) để chỉ khu vực này. Đây là một trong những công trình cổ tâm linh lớn nhất của thành phố.

Khám phá Lăng Ông Bà Chiểu ngôi đền tâm linh tại Sài Gòn

Lịch sử hình thành Lăng Ông Bà Chiểu 

Lăng Ông Bà Chiểu là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Sử sách ghi nhận Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) là một trong những vị khai quốc công thần. Ông có nhiều đóng góp to lớn cho triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. 

Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn. Vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội), theo Đại nam thực lục chính biên quốc sử quán triều Nguyễn.

Đến đời vua Thiệu Trị (năm 1841), ông mới được giải oan, trụ đá được dẹp bỏ, mộ ông được đắp lại cao và rộng hơn. 

Xem thêm  Top 14 quán kem bơ Quy Nhơn chất lượng, ăn một lần là nghiện

Năm đầu đời Tự Đức (1848), phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định được đắp và xây cao rộng thêm, cho sửa sang miếu thờ. 

Năm 1914, Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập. Việc cúng tế miếu lăng Ông Bà Chiểu được tổ chức hằng năm và được trùng tu nhiều lần sau đó.

Ngày 06/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Đường đi tới lăng Ông Bà Chiểu

Khi đặt chân đến Sài Gòn và muốn đến Lăng Ông Bà Chiểu, bạn có nhiều lựa chọn vận chuyển. Dù là sử dụng taxi, xe ôm, tự thuê xe hoặc các phương tiện công cộng mọt cách rất đơn giản. Đặc biệt, phương tiện di chuyển tại Sài Gòn rất thuận tiện và nhanh chóng.Khám phá Lăng Ông Bà Chiểu - Nơi gắn kết quá khứ và hiện tại

Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm phương tiện công cộng tại thành phố này. Hãy tham khảo lộ trình xe bus sau:

  • Một số xe bus đi qua Lăng Ông Bà Chiểu : 104, 55, 54, 51, 24, 18, 08

Kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu – Ngôi đền cổ nhất Sài Gòn 

Lăng Ông có diện tích là 18.501 m2,  tọa lạc trên một ngọn đồi cao. Nơi đây được bao quanh bởi bốn con đường chính: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.

Xung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, xây vào năm 1948. 

Năm 1949, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng.

Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn-Gia Định xưa. 

lăng Ông Bà Chiểu

Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào chúng ta cần qua một khu vực gồm:

Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân

Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Nhà bia là một nơi đặc biệt, nơi mà khắc ghi những thành tựu và công lao của Tả quân Lê Văn Duyệt. Các tấm bia được đặt trang trọng, xung quanh là lát gạch và mái ngói âm dương tạo nên không gian linh thiêng.

Xem thêm  Tam Kỳ có gì chơi? Kinh nghiệm du lịch Tam Kỳ chi tiết

lăng Ông Bà Chiểu

Bia đá không chỉ là biểu tượng về công lao của Tả quân Lê Văn Duyệt mà còn chứa đựng một tầm quan trọng về lịch sử và văn hóa. Bức bia được điêu khắc một cách tinh tế, hiện lên với hình ảnh của hai chú hạc vàng đứng kiên cường trên lưng con rùa. Sự hài hòa giữa hai yếu tố này không chỉ là biểu tượng cho lòng trung thành mà còn thể hiện lòng nhân ái của Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng mộ

Khu vực lăng mộ Ông Bà Chiểu là một tòa kiến trúc từ rất lâu đời được thi công từ thời vua Thiệu Trị. Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn.

lăng Ông Bà Chiểu

Một điểm đặc biệt của lăng Ông Bà Chiểu chính là sự tồn tại của mộ đôi, với tên gọi khác là “mộ quy”. Lăng mộ này không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của hai người, mà còn mang trong mình giá trị tâm linh đặc biệt.

Miếu thờ

Miếu thờ Ông Bà Chiểu là một địa điểm quan trọng tại lăng Ông Bà Chiểu. Nơi mà người dân có thể hiện lòng biết ơn với các hoạt động đặc biệt đó là thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ. Được xây dựng từ lâu đời, miếu thờ này không chỉ là nơi linh thiêng, mà còn là một tác phẩm đáng ngưỡng mộ.

lăng Ông Bà Chiểu

Kỹ thuật điêu khắc trên của miếu thờ Ông Bà Chiểu được thực hiện cực kỳ tinh tế và nghệ thuật. Những họa tiết và hoa văn trên các bức tượng và bức tranh được trang trí bằng những nguyên liệu đặc biệt. Miếu thờ Ông Bà Chiểu được chia thành ba phần: tiền, trung và chánh điện. Nơi đây diễn ra đa số những hoạt động thờ cúng của lăng mộ, bạn hãy lưu ý tránh đi lại tự do tại miếu.

Thời gian diễn ra lễ hộ tại Lăng Ông Bà Chiểu

Mùa lễ hội hằng năm diễn ra tại lăng Ông Bà Chiểu

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu là một sự kiện vô cùng thú vị và thu hút đông đảo du khách hàng năm. Bắt đầu từ ngày 29 – 30/7 và ngày 1 – 2/8 âm lịch. Lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt đã trở thành một dịp quan trọng để cầu bình an, tài lộc và may mắn.

Xem thêm  Khám phá phố Nhật Bản Oishi Town Sài Gòn cực hot

lăng Ông Bà Chiểu

Sự kiện này không chỉ thu hút du khách từ khắp nơi đến dự hội, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh công lao của vị tướng danh tiếng. Lễ hội được tổ chức rất chu đáo với các hoạt động diễn ra trong không gian linh thiêng của lăng Ông Bà Chiểu. 

Ngoài lễ tế, còn có lễ xây chầu – đại bội và lễ Tôn Vương, diễn những vở tuồng xưa để phụng cúng Đức Tả Quân và bá tánh thưởng thức. 

lăng Ông Bà Chiểu

Lễ Khai hạ – Cầu an

Lễ Khai hạ – Cầu an tại lăng Ông Bà Chiểu là một trong những lễ hội truyền thống đặc trưng. Ngày mùng 7 tháng Giêng  là ngày long trọng để tổ chức lễ hội này.

Buổi lễ được tổ chức theo nghi thức văn hóa truyền thống của cung đình dưới thời triều Nguyễn. Từ khai hạ, hạ cây nêu, khai bút đến khai ấn. Mỗi nghi lễ đều mang trong mình ý nghĩa sâu sắc và đóng vai trò quan trọng trong việc cầu mong sự may mắn, an lành và thành công cho cả gia đình và cộng đồng.

lăng Ông Bà Chiểu

Lễ Khai hạ – Cầu an tại lăng Ông Bà Chiểu không chỉ là một dịp để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đây còn là dịp để cả gia đình và cộng đồng sum vầy, gắn kết và chung tay cầu nguyện cho một năm mới bình an. 

Lưu ý khi đến lăng Ông Bà Chiểu

 Khi du lịch tại đây bạn nên lưu ý một vài điều sau đây. Để tránh việc ảnh hưởng tới nơi linh thiêng và ảnh hưởngđến chính mình và mọi người xung quanh nhé:

  • Lăng mộ là trốn tâm linh, vì vậy khi bạn tới đây cần giữ trật tự và tránh đi lại tự do nơi thờ cúng đã có biển cấm.
  • Nên chú ý ăn mặc lịch sự. không mang đồ hỏ hang, làm lố.
  • Hãy giữ gìn vệ sinh chung và không xả rác. 
  • Từ 7:00 – 17:00 các ngày trong tuần. Bạn chú ý tránh việc đến lệch giờ sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm.

lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu là nơi ghi dấu ấn lich sử văn hóa truyền thống xưa tại Sài Gòn. Địa điểm tâm linh thu hút khách du lịch và người dân đến đây cầu bình an. Manmo.vn đã cùng các bạn khám phá nét đẹp tại lăng Ông. nếu có dịp hãy đến tham quan nhé.