Hưng Yên nổi tiếng gần xa với nhiều địa điểm tâm linh nổi tiếng linh thiêng. Và để hiểu rõ hơn về những điều thú vị ở nơi đây thì Manmo.vn xin bật mí cho các bạn list các chùa ở Hưng Yên. Những địa điểm này hứa hẹn sẽ làm chuyến hành trình khám phá Hưng Yên của bạn thêm thú vị.
1. Chùa Nôm – Ngồi Chùa ở Hưng Yên
- Địa chỉ: làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Chùa Nôm hay còn được biết đến với tên gọi Linh Thông cổ tự – là một trong những ngôi chùa rất nổi tiếng ở Hưng Yên. Chùa Nôm đã trải qua 500 năm lịch sử và luôn có vị trí quan trọng trong lòng các tín độ Phật tử cả nước. Theo như ghi chép thì chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, đời vua Chính Hòa, năm Canh Thân (1680). Nép mình vào khung cảnh làng quê Bắc Bộ, chùa Nôm cuốn hút du khách bởi dáng vẻ thâm trầm, uy nghi.
Chùa Nôm nổi tiếng vì sở hữu cổng Tam Quan được xếp vào hạng to, cao nhất nhì Đông Nam Á. Và cho đến nay, sau khi hơn 500 năm đã trôi qua, khu vực này vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Ngoài Tam quan, kiến trúc chùa Nôm vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp cổ kính, thanh tao với những chi tiết chạm trổ, mái ngói đều rất đặc sắc. Trong đó, khu vực lầu chuông là nơi được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và check in.
Ảnh: @trieuchien
Ngôi chùa này nổi tiếng xa gần cũng bởi nó sở hữu hơn 122 pho tượng đất nung với đủ những kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Cùng với đó là rất nhiều các hiện vật mang đậm giá trị lịch sử như bia đá, văn khắc và các tư liệu quý khác,…
2. Chùa Phúc Lâm
- Địa chỉ: huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Chùa Phúc Lâm Hưng Yên là một trong các ngôi chùa ở Hưng Yên được “săn đón” nhiều nhất. Đó là nhờ kiến trúc độc đáo, được ví von như xứ chùa Thái Lan.
Chùa Phúc Lâm là một ngôi chùa cổ, thu hút du khách gần xa đến vái vọng, cầu bình an, tài lộc. Trải qua một lần đại trùng tu mới đây, chùa khoác lên một diện mạo “dát vàng” vô cùng mới mẻ và bắt mắt. Với 4 tòa tháp được chạm trổ cầu kỳ và nhiều pho tượng Phật lớn, chùa Phúc Lâm toát lên vẻ uy nghiêm, huyền bí nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, an yên.
3. Chùa Chuông
- Địa chỉ: thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, Hưng Yên
Ngoài chùa Nôm thì chùa Chuông cũng là một ngôi chùa ở Hưng Yên rất nổi tiếng. Chùa nằm trong quần thể di tích phố Hiến sầm uất một thời, vì thế là chùa thường được những người thương lái đến xin bình an, may mắn.
Tương truyền chùa được xây dựng từ đời vua Trần Thái Tông, do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lý hưng công xây dựng. Chùa Chuông Hưng Yên có lối kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” đặc trưng của thời Hậu Lê. Chùa gồm tiền đường, thượng điện, thiên hương và ba mặt hành lang.
Trải qua trăm năm lịch sử, chùa Chuông vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ kính, tao nhã thể hiện ở từng chi tiết hoa văn, mái ngói. Đặc biệt ngôi chùa còn là nơi lưu giữ cổ vật phố Hiến như tượng Phật, bia đá, chuông… Do đó, chùa Chuông là nơi thích hợp để bạn quay ngược lại quá khứ và tìm hiểu thêm giá trị văn hóa nước ta.
Năm 1992, chùa Chuông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật. Hiện nay, chùa Chuông là một trong 16 di tích thuộc di tích quốc gia. T
4. Chùa Thái Lạc
- Địa chỉ: thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm
Chùa Thái Lạc hay còn có tên khác là chùa Pháp Vân ngụ tại thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Ngôi chùa đã có mặt từ thời nhà Trần (1225-1400). Sở dĩ mang tên Pháp Vân là do người dân địa phương ngoài thờ Phật còn thờ thần Pháp Vân – tức thần Mây.
Chùa Thái Lạc là một trong ba công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất Việt Nam. Chùa có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” cùng hệ thống tượng được bài trí theo kiểu “Tiền thánh hậu phật”, tượng Tứ pháp được đặt lên trên tượng Phật.
Một trong những điều khiến chùa Thái Lạc nổi tiếng và cũng là điểm đặc biệt nhất của chùa chính là bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện. Bộ vì gỗ có niên đại từ thời Trần và cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Nói là đặc biệt và quý hiếm vì ngoài chùa Thái Lạc ra thì chỉ có ở hai chùa nữa là chùa Bối Khê (Hà Nội) và chùa Dâu (Bắc Ninh).
Với những giá trị kiến trúc độc đáo và tiêu biểu, năm 2018, chùa Thái Lạc được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
5. Chùa Hiến
- Địa chỉ: đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, tỉnh Hưng Yên
Chùa Hiến là ngôi chùa cổ kính nằm giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Chùa có diện tích rộng rãi, lối kiến trúc theo kiểu truyền thống. Những đường nét chạm trổ, mái ngói gạch,… được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Tất cả mang đến cảm giác gần gũi, thanh bình và yên ả.
Thượng điện của chùa thờ tượng Quan Âm Nam Hải tám tay, phía trước thượng điện là 4 chư vị Bồ tát. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ 2 tấm bia đá Thiên ứng tự – ghi chép những tư liệu về Phố Hiến ngày xưa mà ông cha ta đã để lại.
Ảnh: Sưu tầm
Khoảng sân trong chùa có rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát. Trong đó đặc biệt nhất là cây nhãn lồng nổi tiếng khi xưa được đem đến tiến vua, vẫn được trồng và chăm sóc hàng ngày tại nơi đây.
6. Chùa Hương Lãng (chùa Ông Sấm)
Chùa Hương Lãng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam với hơn 900 tuổi. Tương truyền, chùa được xây và thời nhà Lý (khoảng năm 1115), do Thái hậu Ỷ Lan đưa quyết định. Vì thế Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – người có những đóng góp to lớn cho việc trị quốc cũng như sự phát triển Phật giáo của nhà Lý.
Ảnh: Sưu tầm
Giống như các ngồi chùa khác ở Bắc Bộ, chùa Hương Lãng có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Trong đó, giá trị kiến trúc độc đáo nhất còn được lưu giữ là hệ thống các hiện vật từ thời nhà Lý, nổi bật là tượng sư tử đá, hay còn gọi là tượng ông Sấm.
Chùa Hương Lãng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Không khí thanh bình, sự yên ả trầm mặc giúp mọi người tìm lại những giây phút bình yên, vơi bớt đi những lo toan, bộn bề trong cuộc sống.
7. Chùa Phố
- Địa chỉ: đường Trưng Trắc, phường Quang Trung, TP. Hưng Yên
Chùa Phố có tên tự là Bắc Hoà Nhân Dân tự, được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 bởi những người Hoa và người bản địa. Chùa đã trải qua nhiều cuộc trung tu, lần cuối vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. X
Xét theo tổng thể, chùa có lối kiến trúc theo kiểu trùng thềm điệp mái. Còn kiến trúc Tam quan theo kiểu chồng diêm 8 mái. Toàn bộ chùa gồm 6 gian chính nối liền nhau theo chiều dọc, tạo ra khoảng không gian rộng rãi và thoáng. Tiếp giáp với chùa chính là 4 gian nhà tổ, kiến trúc theo kiểu kèo cầu quá giang, thông với sân trước.
Hiện tại, chùa vẫn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: hệ thống tượng Phật cổ, chuông đồng, những bát hương được làm bằng đá, hệ thống các bức đại tự, câu đối được sơn son thếp vàng,… Năm 1992, chùa được công nhận Di tích quốc gia.
8. Chùa Ông (chùa Bình Lương)
- Địa chỉ: thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chùa Ông được xây dựng từ thời Lý, là nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông và thờ Phật. Chùa có kiến trúc chữ Nhị =, qua Tam Quan, băng qua khoảng sân sẽ là gác chuông và nhà tổ mới xây. Trong chùa hiện còn tượng đồng thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông.
Trải qua nhiều thời đại, chùa Ông cũng được tu sửa nhiều lần. Do đó, những dấu vết từ thời Lý đã mai một đi ít nhiều, chỉ còn lại dấu tích thời Lý và đương đại. Hiện nay, chùa không chỉ là nơi người dân đến vái vọng, cầu bình an mà còn là không gian thư giãn, thả hồn vào thiên nhiên và chiêm nghiệm nhiều điều.
Ảnh: Sưu tầm
9. Chùa Nhạn Tháp
- Địa chỉ: xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Nhạn Tháp là một ngôi cổ tự nằm ở bãi sông Hồng, xung quanh là đất rộng rãi thoáng đãng. Vì thế mà chùa có phần lẻ loi, chơ vơ. Chùa được xây trên nền dinh cũ của Thái uý Trần Ngô Lương – một trong những vị tướng giỏi của nhà Trần đã oanh liệt đánh bại quân Nguyên – Mông ở trận Đông Bộ Đầu.
Đặc biệt là, trong chùa Nhạn có một sập đá tương truyền do quan Thái Uý trong một trận đi đánh Chiêm Thành mang về. Sập đá gồm nhiều khối đá lớn, nhẵn bóng ghép lại. Các nhà chuyên môn đánh giá đây là sập đá to đẹp vào loại nhất nhì miền Bắc. Ngoài ra chùa còn có bệ thờ cổ bằng đá từ thế kỷ 13 – báu vật quốc gia.
10. Chùa Cổ Am
- Địa chỉ: Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên
Chùa Cổ Am nằm giữa một không gian thoáng mát, rộng rãi, bao bọc xung quanh là cây cối hoa cỏ. Chùa Cổ Am là ngôi cổ tự, được hình thành từ rất lâu, qua nhiều đời trụ trì và được tu tạo thì hiện ngôi chùa đã trở nên khang trang và uy nghiêm hơn rất nhiều.
Ấn tượng đầu tiên của du khách chính là bộ mười pho tượng đức Phật A Di Đà Tiếp Dẫn dọc hai bên hồ nước – ngay trước cổng Tam Quan nhìn vào. Kế tiếp là các công trình: gian Chính điện Tam Bảo, gian nhà Tăng và Thiền đường. Đặc sắc nhất của chùa chính là tượng Ngài Quán Thế Âm cao hơn 13m được làm bằng đá nguyên khối.
Ngôi chùa Cổ Am thanh bình là địa điểm tâm linh được nhiều người dân trong vùng tìm đến, học về Phật, học về cách sống chan hòa, là nơi để tâm hồn được yên bình.
Nếu đã đến Hưng Yên, bên cạnh việc thưởng thức phong cảnh cùng ẩm thực đặc sắc, bạn cùng đừng quên vãn cảnh các ngôi chùa ở Hưng Yên.